Đóng

Bấm vào đây để quay lại

Động ngũ hổ

02/02/217

Lưu tin

Địa chỉ: Đà Nẵng

Thông tin thêm

Với tính cách đại diện cho thế lực hung dữ trong tự nhiên và thời kỳ thô sơ, con người trở nên bất lực trước sự hoành hành của loài hổ, do đó, một giải pháp mang tính tâm linh, tín ngưỡng của con người là đồng nhất với hổ (đồng hoá về tâm thức) hoặc lôi kéo hổ về phía mình (cầu thân với hổ) như là một sự thỏa hiệp trong tâm tưởng để mong hổ không làm hại đến mình và còn phù hộ cho mình. Việc đồng nhất, lôi kéo hổ về phía con người thể hiện qua một số khía cạnh:


Động ngũ hổ
Hổ được con người đồng nhất, lôi kéo về phía mình bằng các hình thức tâm linh
Tôn sùng và xem hổ như là tổ tiên, bậc khai tổ của dân tộc mình, con người là hậu duệ trực tiếp của loài hổ và luôn nhắc nhở phải tôn trọng, không làm hại, hay bất kính đến loài hổ. Điều này dẫn đến tục thờ hổ như một vị tổ thần và được thờ độc tôn (thờ chánh). Như vậy, hổ còn là ông tổ của một số thị tộc, điều này được thấy rõ qua hình thức bái vật tổ của các dân tộc ở vùng Tây Bá Lợi Á, ở Trung Quốc, cũng như một số dòng họ ở Trung Quốc, Việt Nam.
Xem hổ là người đồng hành với con người như hổ là vật cưỡi của các bậc thánh thần, hổ là đồng minh, chiến hữu trong cuộc chiến chống lại các thế lực khác. Trường hợp này hổ đóng vai trò phụng sự thánh thần, được thờ cùng với những thân thánh, tiền nhân và nó cũng được linh thiêng, thần thánh hóa để thờ phụng. Với phương vị này, hổ còn được xem như hộ môn thần và được thờ trong các đình, đền, chùa và đi vào điêu khắc, hội họa, kiến trúc dân gian.


Động ngũ hổ
Xem hổ như là một thành viên trong cộng đồng dân cư, một người bạn hữu, tiêu biểu như những câu chuyện về Hổ huynh (người anh em hổ) ở Hàn Quốc, xem hổ là thành viên trong gia đình, con người nhận nuôi hổ, hổ nuôi con người, hổ kết bạn với con người (một số sự tích hay câu chuyện ở Việt Nam, ở miền Nam, vị trí “anh Cả” dành cho hổ, người con đầu gọi là anh Hai). Trong mối quan hệ này hổ trở nên thân thiết với con người. Với người Thái, khi được nghe tiếng hổ gầm vang trên đồi cao là niềm hân hoan, sảng khoái nhất của bản mường Tại Thái Lan người ta còn xây Chùa Hổ, nơi đây không phải thờ thần hổ mà là nơi chăm sóc, nuôi nâng những con hổ, đọc kinh cho chúng


Động ngũ hổ
Đề cao mối quan hệ của hổ với con người thông qua các sự tích như “nghĩa hổ” (con hổ có nghĩa), hổ trả ơn khi người giúp đỡ hoặc tha mạng cho hổ, hổ nuôi con người, hổ cứu giúp con người khỏi ác thú hoặc những con hổ khác, hổ là thầy dạy võ cho con người (thực tế hổ là biểu tượng cho võ công và con người học được từ hổ những động tác chiến đấu và nâng tầm thành những môn võ có nguồn gốc từ hổ), một điển hình là nhiều truyện kể dân gian, cọp đóng vai thần cứu tinh, trợ giúp thần kỳ như trong Tống Trân-Cúc Hoa, Thoại Khanh-Châu Tuấn được truyền tụng trong giới người Kinh lẫn người Thượng phía Bắc. Ở Việt Nam còn có những câu chuyện về con hổ có tình nghĩa, giúp đỡ con người và khi chết được lập miếu thờ.


Động ngũ hổ
Cùng với thời gian, sự phát triển của đời sống và tôn giáo, con hổ đã trở thành một linh thú mang rất nhiều nét tính cách của xã hội Nam Á, có nhiều lý do khiến cư dân Nam Á trân trọng hổ. Hình ảnh con hổ trong đời sống người Nam Á ăn rất sâu, chiếm lĩnh một khoảng lớn. Hổ hiện thân với tư cách là con vật của tôn giáo và thống lĩnh. Không chỉ ở phương Đông, rất nhiều nơi trên thế giới có đại hội sơn lâm. Với tư cách là chúa tể, nó đóng vai trò của quyền uy thống trị, có vai trò điều phối, chia khu vực sơn lâm cho các dã thú khác, đó là vai trò anh hùng. Cho đến nay, vùng văn hóa Đông Á rất chuộng hổ, ngày Tết thích treo tranh hổ, không chỉ để biểu tượng cá tính. Hình tượng hổ còn mang chủ nghĩa nhân đạo, quyền uy, ngay ngắn và đáng nể và trở thành một linh vật của tôn giáo. Đặc tính con giáp của hổ trong vai trò của 12 con giáp, hổ đứng ở phương Đông, cung Dần, góc vuông thứ nhất theo toán học tử vi, gắn với Nam Á nên ở vùng này có rất nhiều dân tộc tôn sùng hổ.


Mua động ngũ hổ ở đâu?


Vật liệu sử dụng làm động ngũ hổ


Động ngũ hổ


Sự tích động ngũ hổ


Địa chỉ cung cấp động ngũ hổ


Động ngũ hổ đẹp


Ngũ hổ là gì


Động ngũ hổ có vai trò như thế nào  


mua động ngũ hổ


Nếu như bạn cần hoặc mua động ngũ hổ theo yêu cầu thì hãy liên  hệ đồ thờ Đăng Khởi để được tư vấn một cách tốt nhất. Đây là cơ sở uy tín thuộc làng nghề truyền thống Sơn Đồng Hoài Đức, Hà Nội. Khách hàng có thể đến tận xưởng nghiên cứu, tham quan và đặt làm theo mẫu.


THÔNG TIN LIÊN HỆ


Đồ thờ Đăng Khởi cung cấp các loại đồ thờ cúng giá tốt nhất thị trường như: Tam tòa thánh mẫu, Ngũ vị tôn ông, Tượng Hoàng Bơ, Tượng Hoàng Bảy, Tượng Hoàng Mười, Chúa sơn trang, Động sơn trang, Ngũ Hổ, Tượng Cô, Tượng Cậu, Tượng Cô Cậu liên hệ ngay

Hotline : 0523908888

Địa chỉ : Thôn Chiêu, Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội

Nghệ nhân : Nguyễn Đăng Khởi
Chia sẻ tin đăng này cho bạn bè:

Hướng dẫn giao dịch an toàn

  • Không thanh toán tiền trước khi nhận hàng
  • Kiểm tra hàng cẩn thận trước khi mua
  • Giao dịch ở nơi công cộng