Đóng

Bấm vào đây để quay lại

Con thuồng luồng là con gì Hình ảnh mới nhất về con thuồng luồng

16/02/2312

Lưu tin

Địa chỉ: Đà Nẵng

Thông tin thêm

Con thuồng luồng là con gì? Hình ảnh mới nhất về con thuồng luồng
Chắc chắn trong chúng ta đã từng nghe rất nhiều về con thuồng luồng trong truyện cổ tích truyền miệng. Vậy thực chất con thuồng luồng là con gì? Hình ảnh về con thuồng luồng như thế nào?
1. Hình ảnh con thuồng luồng trong truyện dân gian Việt Nam:

Trong văn hóa dân gian Việt Nam, có rất nhiều sinh vật/quái vật nổi tiếng nhưng trong đó, không mấy loài có thể so bì với thuồng luồng về độ xa xưa cũng như danh tiếng về sức mạnh. Theo đó, người xưa mô tả hình ảnh con thuồng ăn như thuồng luồng là gì
Con thuồng luồng là con gì  Hình ảnh mới nhất về con thuồng luồng
• luồng là loài vật khổng lồ, có sừng như rồng, có thân hình giống rắn nhưng to hơn cả ngàn lần. Chúng sinh sống tại các vùng nước lớn, thường rình rập rồi bất ngờ nhào lên kéo người xuống nước.
• Từ đó, thuồng luồng trở thành nỗi ám ảnh không chỉ đối với những người đi biển mà còn khiến nhiều người dân run lên sợ hãi mỗi khi nghe chuyện kể về chúng. Nhưng bên cạnh đó, cũng có truyền thuyết cho rằng loài quái vật này đã có linh tính, chúng sẽ chỉ làm hại kẻ ác, còn đối với những người lương thiện, thuồng luồng sẽ dẫn đường chỉ lối đến những nơi có vàng bạc châu báu.

1.1. Truyện sự tích đầm mực:
• Ngày xửa, ngày xưa khi cụ Chu Văn An mở một lớp học tại quê nhà thì đã có nhiều học trò xin theo thầy học. Ở trong những số đó xuất hiện một người sáng nào cũng đến nghe thầy dạy thật sớm, không những vậy còn học giỏi, thông mình.
• Tuy nhiên không một ai biết cậu đến từ đâu và là ai, cụ An thấy lạ bèn cho người đi theo dõi cậu ấy. Biết được rằng cậu học trò này của mình đi đến đầm Đại thì mất tích. Lúc này, chỉ có cụ mới có thể biết rằng mình đã dạy học cho thuồng luồng. Nhưng cậu học trò này không hại ai, còn học hành chăm chỉ nên thầy không vạch trần mà còn cho học tiếp.
• Đến năm học, cả đất nước lầm vào hạn hán liên miên, khắp nơi đều khô cằn nên người dân chẳng thể nuôi nấng, trồng trọt cho nên khắp nơi đều đói khổ. Đứng trước tình cảnh như thế, cụ bèn mở lời nhờ cậu học trò hành tung bí ẩn kia.
• Lúc này , cậu học trò ngần ngại trước sự nhờ vả của cụ, đáp lại: luật trời vốn dĩ rất nghiêm nhưng lời thầy lại rất trọng. Trái với ý trời không thể nào tránh khỏi họa hủy hoại thân mình, nhưng hủy thân để làm điều thuận điều nhân, lời dạy của thầy không thể bỏ, nay sao dám chối từ. Nay con vâng lời thầy làm trái mệnh thiên đình, nhưng giúp được được nhân dân. Mai kia nếu có chuyện gì thì mong thầy sắp xếp chu toàn.
• Với năng lực trời ban của mình, cậu học trò đã hô mưa gọi gió đến gứu giúp người dân. Tuy nhiên, đến sáng hôm nay thì người dân lại thấy xác con thuồng luồng to chết trôi nổi lên ở giữa hồ.
• Lúc này, cụ Chu mỡi nhận biết là học trò của mình đã đắc tội với trời cho nên vô cùng ân hận, thương tiếc cậu. Cụ cùng với người dân làm lễ mai táng long trọng cho cậu học trò và lập cho cậu một miếu thờ, chính là miếu Linh Đàm nằm ở Hà Nội hiện nay.
1.2. Tín ngưỡng thờ thuồng luồng của dân tộc Thái:
• Vì là nhân vật trong truyền thuyết với sức mạnh vô song và thường đại diện cho thần linh nên con thuồng luồng cũng được xem như là một linh vật và được thờ cúng tại một số dân tộc tại Việt Nam.
• Nổi bật là dân tộc người Tày, người Nùng, các nhóm người dân tộc nói tiếng Thái hay còn gọi là dân tộc Thái nói chung tại Việt Nam, họ thờ con thuồng luồng và xem thuồng luồng là một thế lực thần linh siêu nhiên, là hiện thân của Long Vương và là chủ quản của một vùng nước.
• Với những câu chuyện đáng sợ được lưu truyền trong dân gian rằng thuồng luồng có thể dễ dàng nuốt trọn những thuyền bè bất cẩn qua lại trên những vùng nước ẩn náu của thuồng luồng nên những người dân tôn thuồng luồng thành thần linh và thường được thờ ở những ngôi miếu ven sông.
• Vì những chuyện siêu nhiên được lưu truyền nên người Tày, Nùng tôn hình ảnh về con thuồng luồng rằng có thể cầu mưa được thay cho rồng, điển hình là câu chuyện sau đây:
• “Các cụ kể lại rằng những năm trước đây, khi đình Tùng Tày mở hội thường có một đôi rắn có mào (thuồng luồng) xuất hiện và trường xung quanh tất cả các mâm lễ rồi biến mất. Cứ mỗi lần mở hội thì 3 ngày sau sẽ có mưa.
Đặc biệt, khi hạn hán quá nặng, dân bản sẽ đem lễ vật ra đình để cầu xin thành hoàng và thần thuồng luồng ban mưa rồi gõ trống 3 hồi. Ngay sau lúc đó, trời sẽ đổ mưa và chỉ mưa duy nhất khu vực Tùng Tày.” Tuy vậy, không phải ai ngày nay cũng biết được con thuồng luồng là con gì ?

Chia sẻ tin đăng này cho bạn bè:

Hướng dẫn giao dịch an toàn

  • Không thanh toán tiền trước khi nhận hàng
  • Kiểm tra hàng cẩn thận trước khi mua
  • Giao dịch ở nơi công cộng