Đóng

Bấm vào đây để quay lại

Thành lập công ty tại Thanh Hóa

12/02/2215

Lưu tin

Địa chỉ: Thanh Hoá

Thông tin thêm

Thành lập công ty  tại Thanh Hóa.


  • Với thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, cùng với việc chính phủ và các bộ ngành đang thực hiện mạnh việc cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là việc chuyển thực hiện thủ tục hành chính từ văn bản giấy sang văn bản điện tử và thực hiện các thủ tục hành chính thông qua môi trường mạng. VD như thủ tục thành lập công ty; thủ tục thay đổi giấy phép lái xe, bảo hiểm, cấp giấy khai sinh...

  • Nên giờ đây các cá nhân, tổ chức có nhu cầu liên quan đến thủ tục hành chính có thể thực hiện hồ sơ trên môi trường mạng một cách dễ dàng, nhanh chóng và ở bất cứ nơi đâu.

  • Chúng tôi là đơn vị chuyển làm dịch vụ thực hiện các thủ tục hành chính nhất là thủ tục thành lập công ty tại Thanh Hóa trong nhiều năm, hiểu được sự thuận lợi lớn khi các thủ tục hồ sơ được nộp thông qua môi trường mạng, như giảm thời gian đến các cơ quan hành chính, thực hiện việc nộp hồ sơ ở bất cư nơi đâu, theo dõi được tiến độ thực hiện hồ sơ, sửa đổi, bổ sung hồ sơ một cách dễ dàng và nhanh chóng.

  • Do đó ngày nay, việc thực hiện các thủ tục hành chính với các cơ quan có thẩm quyền được dễ dàng hơn. Trong trường hợp các bạn không có thời gian hoặc cảm thấy việc soạn các hồ sơ khó khăn hoặc không hiểu các quy định về pháp luật đối với những nội dung hồ sơ các bạn thực hiện thì việc thuế đơn vị tư vấn chuyên nghiệp thực hiện sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn.

  • Các bạn đang có nhu cầu thành lập công ty tại Thanh Hóa tìm hiểu nội dung sau:


1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp:



  • Hiện nay tại Việt Nam có các loại hình doanh nghiệp phổ biến được nhiều doanh nghiệp lựa chọn như: Công ty Cổ Phần, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty TNHH 1 thành viên, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh….

  • Tùy vào tình hình thực tế và chính sách dài hạn và ngắn hạn của doanh nghiệp để lựa chọn loại hình cho phù hợp.

  • Chúng tôi khuyên bạn nên cân nhắc lựa chọn 1 trong các loại hình: công ty TNHH 1 thành viên, Công ty THH 2 thành viên trở lên hoặc Công ty cổ phần.


2. Đặt tên cho Doanh Nghiệp:



  • Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và Tên riêng. tốt nhất bạn lên lựa chọn đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm

  • Tên công ty không được trùng lắp hoàn toàn với các công ty đã thành thành lập trước đó (áp dụng trên toàn quốc) được quy định tại Điều 42 của Luật doanh nghiệp 2014. Để xác định tên công ty mình dự kiến đặt có bị trùng với những công ty khác hay không, bạn có thể truy cập vào vào “dangkykinhdoanh.gov.vn” để kiểm tra.


3. Quy định về địa chỉ trụ sở công ty:

Theo điều 42 luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).



  • Theo Điều 6, Luật Nhà ở 2014 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2015) đã nghiêm cấm việc sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở.

  • Như vậy chung cư có chức năng để ở thì không được phép đặt địa chỉ trụ sở công ty để thực hiện chức năng kinh doanh ở đó, tuy nhiên ở một số trung tâm thương mại/chung cư thì chủ đầu tư có xin chức năng kinh doanh cho những khu xác định và cụ thể như lầu trệt, tầng 1, tầng 2… Còn đối với những địa chỉ khác có xác định địa chỉ rõ ràng thì các bạn hoàn toàn có thể đặt địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp để kinh doanh.


4. Ngành nghề đăng ký kinh doanh:

- Ngành nghề kinh doanh phải khớp theo mã ngành cấp 4 trong hệ thống ngành nghề kinh tế quốc gia. Đối với những ngành nghề có điều kiện phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật để được thành lập (Ví dụ: điều kiện về chứng chỉ hành nghề, điều kiện về giấy phép con, điều kiện về vốn pháp định…).

5. Vốn điều lệ đăng ký kinh doanh:



  • Theo luật doanh nghiệp Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.

  • Vốn điều lệ ảnh hưởng đến mức thuế môn bài mà doanh nghiệp phải đóng hàng năm như sau:


Vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống mức thuế môn bài là 2.000.000 đồng/ năm;
Vốn điều lệ trên 10 tỷ mức thuế môn bài là 3.000.000 đồng/ năm.

6. Các thông tin của người đại diện pháp luật và các thành viên, cổ đông góp vốn:

• CMND, CCCD hoặc Hộ chiếu chứng thực, thời hạn CMND không quá 15 năm của người đại diện pháp luật và của các thành viên góp vốn ( thành viên góp vốn là cá nhân);
• Địa chỉ hộ khẩu thường trú của các thành viên, cổ đông góp vốn và người đại diện pháp luật (thành viên, cổ đông góp vốn là cá nhân);
• Địa chỉ chỗ ở hiện tại của các thành viên, cổ đông góp vốn và người đại diện pháp luật (thành viên, cổ đông góp vốn là cá nhân);
• Tỷ lệ góp vốn của các thành viên, cổ đông;
Thủ tục thành lập công ty tại Thanh Hóa bao gồm:
• Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh do đại diện pháp luật công ty ký (1 bản theo mẫu qui định);
• Dự thảo điều lệ công ty ( Người đại diện theo pháp luật và các thành viên , cổ đông ký từng trang) (1 bản);
• Danh sách thành viên ( nếu công ty TNHH 2 thành viên trở lên); Danh sách cổ đông ( Nếu công ty Cổ Phần ) ( 1 bản);
• Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện pháp luật, các thành viên, cổ đông (đối với thành viên, cổ đông là cá nhân). ( CMND, CCCD hoặc Hộ chiếu chứng thực, thời hạn CMND chưa quá 15 năm);
• Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức: Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, GCNĐKKD hoặc giấy tờ tương đương khác;



  • Sau khi soạn thảo xong hồ sơ tiến hành nộp hồ sơ lên phòng đăng ký kinh doanh của sở KHĐT (số lượng 1 bộ). Sau 3-5 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ sở KHĐT sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

  • Thời hạn doanh nghiệp cần thực hiện đăng bố cáo trên cổng thôn tin quốc gia trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.


Bước 3: Khắc dấu:

- Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký Doanh Nghiệp, Doanh Nghiệp tiến hành thủ tục khắc dấu pháp nhân.
• Về hình thức, nội dung, số lượng con dấu:
- Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:
– Tên doanh nghiệp;
– Mã số doanh nghiệp.
• Về cơ chế quản lý nhà nước đối với con dấu doanh nghiệp:



  • Cơ chế quản lý nhà nước đối với con dấu doanh nghiệp đã thay đổi theo hướng cởi mở, tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.

  • Theo Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực ngày 01/01/2021 thì Doanh nghiệp tự quyết định về nội dung, hình thức và số lượng của con dấu và tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng mẫu con dấu của Doanh nghiệp.


Bước 4: Các thủ tục với cơ quan thuê, mở tài khoản ngân hàng sau khi thành lập côn ty:

1. Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở chính của công ty:


Nội dung bảng hiệu gồm:
• Tên doanh nghiệp;
• Mã số doanh nghiệp;
• Địa chỉ công ty.

2. Đăng ký token khai thuế qua mạng (Chữ ký số):



  • Chữ ký số là dạng chữ ký điện tử, dựa trên công nghệ mã hóa công khai. Nó đóng vai trò như chữ ký đối với cá nhân hay con dấu đối với doanh nghiệp và được thừa nhận về mặt pháp lý. Mỗi tài khoản sử dụng đều có một cặp khóa bao gồm: Khóa Công khai và Khóa Bảo mật. Khóa Công khai dùng để thẩm định Chữ ký số, xác thực người dùng của Chữ ký số. Khóa Bảo mật dùng để tạo Chữ ký số.

  • Hiện nay, các doanh nghiệp coi Chữ ký số như một công nghệ xác thực, đảm bảo an ninh, đảm bảo an toàn cho giao dịch qua internet, nó giải quyết toàn vẹn dữ liệu và là bằng chứng chống chối bỏ trách nhiệm trên nội dung đã ký, giúp doanh nghiệp yên tâm với giao dịch của mình. Việc áp dụng Chữ ký số đã giảm thiểu chi phí công văn giấy tờ theo lối truyền thống, giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong hành lang pháp lý, giao dịch qua mạng với Cơ quan Thuế, Hải quan, Ngân hàng điện tử…


Lưu ý: Sau khi có Token doanh nghiệp nhớ làm thủ tục nộp tờ khai thuế môn bài.



  • Nếu Doanh nghiệp chưa hoạt động ngay thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày Doang nghiệp có giấy đăng ký kinh doanh;

  • Nếu hoạt động ngay thì doanh nghiệp phải nộp ngay trong tháng Doanh nghiệp có giấy đăng ký kinh doanh.


Mức phạt chậm nộp tờ khai lệ phí môn bài theo thông tư 166/2013/ TT-BTC của bộ tài chính như sau:

Thủ tục mở tài khoản ngân hàng :

Hồ sơ bao gồm:
• Bản sao gấy phép đăng ký kinh doanh (01 bản)
• Quyết định bổ nhiệm giám đốc do người đại diện pháp luật ký và đóng dấu ( 01 bản)
• Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng do người đại diện pháp luật ký và đóng dấu (01 bản)
• Bản sao CMND, CCCD hoặc hộ chiếu của người đại diện pháp luật (01 bản)
• Bản sao CMND, CCCD hoặc hộ chiếu của kế toán trưởng (01 bản)
• Thông báo chấp thuận mẫu dấu (01 bản)
• Giấy đăng ký mở tài khoản (theo mẫu của từng ngân hàng) ( Mẫu này các bạn đến ngân hàng xin và điền theo chỉ dẫn)
Nộp lệ phí môn bài:
- Sau khi mở xong tài khoản ngân hàng và có số tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp phải kích hoạt bước 1, bước 2 nộp thuế điện tử.
Tiếp theo doanh nghiệp đóng tiền vào tài khoản ngân hàng rồi dùng token nộp thuế môn bài cho năm nay.
Mức nộp thuế môn bài như sau:
vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống mức thuế môn bài là 2.000.000 đồng/ năm;
Vốn điều lệ trên 10 tỷ mức thuế môn bài là 3.000.000 đồng/ năm.

4. Khai thuế ban đầu tại chi cục thuế quản lý Doanh Nghiệp:

Hồ sơ bao gồm:


Bản sao y công chứng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ( 2 bản);
• Bảng đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định (2 bản);
• Công văn về việc đăng ký thực hiện hình thức, chế độ kế toán, hóa đơn (2 bản);
• Quyết định bổ nhiệm giám đốc;
• Quyết định bổ nhiệm kế toán;

Mọi thắc mắc các bạn IB hoặc gọi điện để được tư vấn trợ giúp miễn phí.

ĐC: Số 11/44, Phan Bội Châu, Tân Sơn, TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Hotline/Zalo: 0979 981 981

Xem thêm: Thành lập công ty tại Thanh Hóa

Chia sẻ tin đăng này cho bạn bè:

Hướng dẫn giao dịch an toàn

  • Không thanh toán tiền trước khi nhận hàng
  • Kiểm tra hàng cẩn thận trước khi mua
  • Giao dịch ở nơi công cộng