Đóng

Bấm vào đây để quay lại

Dạy thanh nhạc, luyện thanh, tuyển sinh thanh nhạc, dạy hát chuyên nghiệp, uy tín tại Hải Phòng

24/09/1834419

Lưu tin

Địa chỉ: Hải Phòng

  • SMS
  • Chat hỏi chủ tin
  • 0989140984

Thông tin thêm

Phạm Thanh Tuấn


Trưởng khoa thanh nhạc trường văn hóa nghệ thuật và du lịch Hải Phòng


 Hotline: 0989140984 


 Để kết nối tới facebook vui lòng click tại đây


 


 Đào tạo thanh nhạc – luyện thanh  luyện thi cho các thí sinh tham gia các cuộc thi thanh nhạc chuyên nghiệp toàn quốc tất cả các dòng nhạc: Thính phòng - Cổ điển – Chính thống – Semi-classical (bán cổ điển) – dân ca – dân gian đương đại - Trữ tình – nhạc nhẹ - Pop ballad… 


 


 * Đặc biệt đối với các trường hợp đã từng học hoặc tự luyện tập bị sai phương pháp gây ra các lỗi, tật sai lệnh với kỹ thuật thanh nhạc sẽ được phân tích và chỉ rõ nguyên nhân. Bên cạnh đó sẽ chú trọng áp dụng các biện pháp sửa lỗi sao cho phù hợp để giúp các bạn có thể hoàn thiện giọng hát của mình


 


 Tuyển sinh liên tục mọi độ tuổi


 Địa điểm đào tạo tại khoa thanh nhạc thuộc trường văn hóa nghệ thuật Hải Phòng số 36 Hào Khê - Cát Bi - Hải An - Hải Phòng


 ( Để được tư vấn trực tiếp và biết thêm thông tin chi tiết các bạn vui lòng liên hệ tới hotline hoặc inbox facebook )








I. Giới thiệu về Thanh nhạc


1. Thanh nhạc là bộ môn nghệ thuật phối hợp giữa ngôn ngữ và âm nhạc, gọi là thanh nhạc, nó khác với khí nhạc là loại âm nhạc viết riêng cho nhạc cụ diễn tấu. Ai trong chúng ta cũng đã từng hát, hoặc ít nhất cũng đã từng nghe người khác hát. Một người hát goi là đơn ca, hai ba người hát gọi là song ca, tam ca... nhiều người cùng hát một lời ca, một giai điệu là đồng ca. Còn nếu hát theo nhiều bè, nhiều giai điệu khác nhau gọi là hợp ca (Hợp xướng).


2. Chắc tiếng hát đã có rất sớm cùng với tiếng nói của con người phát xuất từ tôn giáo, lao động và giải trí. Nhưng nguồn gốc sâu xa nhất của tiếng hát là do nhu cầu muốn diễn đạt tình ý của mình một cách có hiệu quả hơn trên tâm hồn người nghe: con người lúc đầu chủ yếu dùng ngôn ngữ để thông đạt cho nhau những ý nghĩ, tình cảm của mình. Dần dà con người tìm cách diễn đạt tình ý một cách khéo léo hơn, tài tình hơn, tức là có nghệ thuật hhơn qua các bài văn, bài thơ. Và yếu tố âm nhạc, tiềm ẩn trong câu nói, trong cầu thơ, đá càng ngày càng rõ rệt hơn trong các kiểu nói diễn cảm, các bài đọc trang trọng (như đọc diễn văn), các câu rao hàng, câu ngâm thơ. Nó xuất hiện rõ nét trong các câu hò nhất là trong các bài hát nhằm tăng sức diễn cảm tối đa cho lời nói. Thanh nhạc đã ra đời dựa trên ngôn ngữ của từng dân tộc, và nó càng ngày càng được nâng cao cùng với các bộ môn nghệ thuật khác như văn thơ, hội hoạ, sân khấu, vũ nhạc... Do đó mỗi dân tộc ít nhiều đều có những kinh nghiệm thanh nhạc riêng mình. Vấn đề hiện này của người học thanh nhạc là làm sao học được kinh nghiệm hay của các dân tộc khác mà không bỏ mất kinh nghiệm quý báu của cha ông để lại.


3. Tiếng hát, chính là tiếng nói được khuyếch đại, được thổi phồng lên về mặt hình thức (thanh điệu của ngôn ngữ) cũng như về mặt nội dung (ý nghĩa của ngôn ngữ), nhằm đánh động tâm hồn người nghe. Muốn đánh động tâm hồn kẻ khác, thì tiếng hát trước hết phải xuất phát từ tâm hồn người sáng tác, người diễn tấu, và như vậy ta mới thấy "Tiếng hát thực sự là tiếng nói của tâm hồn", như người ta thường nói. Muốn đạt đến cái hay, cái đẹp trong ca hát, bất cứ người diễn tấu nào, người ca sĩ nào cũng phải tìm cho ra cái hồn của bài hát, rồi truyền đạt nó đến tại người nghe bằng một giọng hát điêu luyện nhất.


II. Tầm quan trọng của luyện thanh và những quan điểm sai lầm về kĩ thuật luyện thanh


Luyện thanh là để hát hay. Tuy nhiên có nhiều bạn vẫn chưa hiểu hết được ý nghĩa và vai trò của việc luyện thanh trong âm nhạc ca hát dẫn tới có nhiều quan điểm sai lầm về luyện thanh như sau:


1. “Kỹ thuật luyện thanh làm phá hỏng cảm xúc”, “Hát có kỹ thuật nhưng không còn tự nhiên”


Đây là một trong những quan điểm phổ biến nhất thường thấy hiện nay về việc học luyện thanh nhạc. Công chúng hiện nay có rất nhiều người chỉ quan tâm tới việc hát hay mà không chú trọng vào hát đúng. Họ nghe những dòng nhạc thị trường hoặc ca sĩ nghiệp dư có chất giọng mộc và cho rằng như vậy mới là hát. Điều đó rất sai lầm.


Giống như một người giỏi bắt buộc phải có kĩ năng. Thì muốn có một giọng hát thực sự được đánh giá cao thì bạn cần phải luyện thanh nhạc sao cho đúng kĩ thuật, xử lý các nốt xuất sắc mà vẫn giữ được cái chất giọng cũng như cảm xúc riêng của mình.


Kỹ thuật thanh nhạc vốn dĩ không phải là một thứ gì đó cao siêu, xa vời, mà chính là những điều cơ bản nhất của người hát. Hát dùng kỹ thuật là hát đúng, và muốn hát hay thì phải hát đúng. Chỉ có việc lạm dụng kỹ thuật để hát gượng hát gạo mới khiến phần trình diễn bị khô cứng và hỏng mạch cảm xúc của bài hát.


2. “Cần gì phải luyện thanh, hát có cảm xúc là đủ”


Số đông khán giả hiện nay có thị hiếu rất nhạt nhòa, dễ dãi. Thay vì quan tâm tới giọng hát, họ lại chú ý đến ngoại hình, phong cách, điệu nhảy, chất giọng “lạ” … và cho rằng những yếu tố này “chạm đến tim” họ. Tuy nhiên đối với những người nghe nhạc trên thế giới rất khác, từ lâu họ đã được tiếp xúc với nhiều giọng ca, nhiều dòng nhạc, xu hướng âm nhạc khác nhau. Họ tự rèn luyện cho mình một ý thức nghe nhạc có chiều sâu, phù hợp với cá tính của mình.


Hát chỉ có “cảm xúc” thôi là chưa đủ. Muốn tỏa sáng trên sân khấu thì không thể vịn vào bất cứ lý do gì khi hát sai kĩ thuật cả. Hát đúng kĩ thuật cũng chính là một cách tôn trọng người nghe. Và tất nhiên việc hát sao cho hài hòa cả kỹ thuật lẫn cảm xúc vẫn là điều tuyệt vời nhất. Vì vậy việc luyện thanh nhạc là cực kỳ quan trọng.


3. “Kỹ thuật luyện thanh nhạc là con dao hai lưỡi”


Hiện nay, kiến thức về luyện thanh nhạc trong các bài nhận xét, phê bình còn chưa thực sự thuyết phục người đọc, nghe và xem các tiết mục biểu diễn. Những nội dung sai kiến thức thanh nhạc cơ bản. Nghiêm trọng nhất có lẽ là nhận định “Kỹ thuật luyện thanh là con dao hai lưỡi”, điều đó là sai lầm vì đã xem nhẹ yếu tố học thuật, trong khi chính điều này tạo điều kiện cho ca sỹ nâng tầm đẳng cấp và bảo toàn sức khỏe.


Kỹ thuật thanh nhạc trước tiên là phương tiện để giúp người hát hát đúng. Hát đúng cách, và biết điều khiển, kiểm soát âm vực và sử dụng giọng hát điêu luyện sẽ giúp giữ gìn giọng hát. Ở Việt Nam và trên thế giới đã có rất nhiều trường hợp người hát do hát sai kỹ thuật luyện thanh nhạc mà làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến giọng hát, thậm chí là mất giọng, hỏng giọng và mắc các bệnh về thanh quản, hầu, họng.


Bởi vậy, hát đúng kỹ thuật luyện thanh nhạc sẽ luôn mang lại cho người học một kết quả luyện thanh ngày một tốt hơn. Chỉ có vội vàng, chọn lọc sai nguồn thông tin khiến việc áp dụng kĩ thuật luyện thanh sai mới dẫn tới hậu quả đáng tiếc mà thôi.


III. Học thanh nhạc mang lại lợi ích gì?


Nếu ca hát là niềm đam mê, hay đơn giản chỉ là một sở thích của bạn, bạn sẽ thấy yêu hơn việc ca hát nếu biết được những lợi ích khó tin nhờ việc học thanh nhạc


1, Giọng nói, giọng hát trở nên to và khoẻ hơn


Nhờ việc luyện tậm sử dụng thanh giọng của mình, giọng nói của bạn sẽ trở nên khoẻ và kiểm soát được lực tốt hơn. Với một giọng nói to khoẻ như vậy, những lời nói của bạn sẽ trở nên có sức thuyết phục hơn khi trình bày hoặc trình diễn trước mọi người


2, Kiểm soát cao độ tốt hơn


Kiểm soát cao độ thông qua việc học thanh nhạc sẽ giúp bạn biết cách tạo ra âm thanh với nhiều cao độ khác nhau. Những câu nói, câu hát của bạn sẽ chứa thêm nhiều cảm xúc và truyền cảm hơn.  Ngoài ra, kiểm soát cao độ là một phần quan trọng của việc giao tiếp.


3, Học thanh nhạc giúp bạn tự tin


Luyện thanh và hát trước nhiều người sẽ đem đến khả năng tự thể hiện bản thân với các giai điệu trình bày, bạn sẽ dần trở nên tự tin với bản thân hơn qua cách bạn thể hiện bất kỳ ca khúc nào.


Nếu được thực hành và luyện tập nhiều, sự tự tin sẽ dần thể hiện rõ hơn trong từng bước đi, giọng nói, hơi thở của bạn ngay cả trong cuộc sống, thật tuyệt vời đúng không nào.


4, Hơi thở sâu


Khi học nhạc bạn sẽ được học về cách lấy hơi xuống bụng, phương pháp lấy hơi này làm phổi phải co giãn nhiều hơn làm tăng thể tích phổi, đồng thời cơ hoành hạ xuống sâu hơn khiến hơi thở của bạn sau một thời gian luyện tập có hơi thở  sâu hơn, rất tốt cho hệ hô hấp


5, Sáng tạo hơn


Trí thông minh âm nhạc được điều khiển bởi bán cầu não phải, cũng là nơi xử lý khả năng sáng tạo, hình ảnh và màu sắc,… Kích thích phần não này qua việc luyện thanh nhạc sẽ giúp bạn phát triển khả năng sáng tạo của mình.


6, Phát triển tư duy logic


Khi hát đi hát lại một ca khúc có ẩn chứa tính logic của các giai điệu bên trong kết hợp với sự phân tích và giảng dạy của giáo viên hướng dẫn, sau một thời gian luyện tập, tư duy logic của bạn sẽ được phát triển đáng kể.


7, Thanh nhạc đem đến sự tự do trong tâm trí và suy nghĩ tích cực hơn


Luyện thanh giọng tức là bạn sẽ được thả hết tâm hồn, cảm xúc của mình vào giai điệu. Bạn sẽ trở nên phóng khoáng, bay bổng và suy nghĩ tích cực hơn thay vì bị buộc vào những cảm xúc tiêu cực thường ngày trong cuộc sống.


8, Trở nên thấu hiểu và sâu sắc hơn


Những bài hát là những câu chuyện, những cảm xúc và trải nghiệm cuộc đời của người nhạc sĩ, họ viết ra những câu chuyện và tâm tư của mình hoặc một câu chuyện của ai đó chỉ vỏn vẹn trong vài phút. Nên để hiểu được nó đòi hỏi bạn phải tư duy nhiều hơn và cảm thụ tâm tư của tác giả trong từng ý nhạc và mạch cảm xúc.


Thấu hiểu được những gì tác giả nói ra trong ca khúc sẽ giúp bạn trở thành một con người sâu sắc hơn.


9, Thanh nhạc giúp bạn hoà đồng và dễ thành công hơn


Âm nhạc giúp kết nối mọi người lại cùng nhau. Với khả năng âm nhạc của mình, bạn sẽ trở thành người bạn tinh thần của các đồng nghiệp khiến bạn trở nên thân thiện và gần gũi hơn trong mắt mọi người.


10, Bạn được là chính mình


Khi việc trình bày một ca khúc trước mọi người không còn trở thành điều khó khăn đối với bạn, bạn tự tin và cởi mở hơn trong cách trình diễn và thông qua việc cảm nhận sâu sắc những lời ca của nhạc sĩ. Bạn sẽ được sống thật nhất với con người thật của mình, bạn sẽ sống hết mình với những lời ca tiếng hát, không còn rụt rè, gượng ép nữa.


IV. VỚI NGƯỜI ĐAM MÊ ÂM NHẠC VÀ MUỐN PHÁT TRIỂN CHUYÊN NGHIỆP


1, Học thanh nhạc giúp cải thiện kỹ thuật của bạn


Việc học thanh nhạc giúp bạn đa dạng hoá cách hát của mình nhờ nhiều kỹ thuật thanh nhạc khác nhau. Bạn sẽ trở nên sáng tạo hơn trong cách hát và ứng biến linh hoạt hơn trong khi biểu diễn.


2, Vượt qua các giới hạn của bản thân


Đôi khi bạn dễ bị buộc vào những giới hạn nhất định, nhưng khi đến với thanh nhạc, những giới hạn của bạn hầu như sẽ được phá bỏ. Bạn hoàn toàn có thể tự tin hát cao hơn, xử lí tinh tế hơn, chất giọng truyền cảm, âm thanh chắc chắn và hơi thở sâu hơn. Những giới hạn sẽ từng bước bị phá bỏ.


3, Hiểu được quá trình phát triển chuyên nghiệp của bản thân


Qua các buổi tập thanh nhạc, các giáo viên thanh nhạc sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chất giọng của mình, thể loại và dòng nhạc mà mình đang theo đuổi, sự phát triển của thị trường âm nhạc và những điều cần chuẩn bị trước khi bắt đầu với sự nghiệp ca hát.









Chia sẻ tin đăng này cho bạn bè:

Hướng dẫn giao dịch an toàn

  • Không thanh toán tiền trước khi nhận hàng
  • Kiểm tra hàng cẩn thận trước khi mua
  • Giao dịch ở nơi công cộng