Đóng

Bấm vào đây để quay lại

Nghề SEO thực ra là gì Những công việc mà một SEOer thường làm là gì

14/09/197

Lưu tin

Địa chỉ: TP HCM

  • SMS
  • Chat hỏi chủ tin
  • 085699995

Thông tin thêm

Nghề SEO thực ra là gì? Những công việc mà một SEOer thường làm là gì? Những câu hỏi này chắc chắn đã và đang có nhiều bạn trẻ thắc mắc, đặc biệt là những bạn đang muốn tìm hiểu về con đường Digital Marketing là gì.


SEO là một trong những nghề đang nổi lên tại Việt Nam trong những năm trở lại đây. Bằng chứng là những thắc mắc như trên đã liên tục xuất hiện trên các diễn đàn và mạng xã hội.

Nghề SEO thực ra là gì  Những công việc mà một SEOer thường làm là gì 

Nghề SEO là gì?

Trước khi truy tìm câu trả lời cho câu hỏi “nghề SEO là gì” thì bạn phải biết được SEO là gì.


·  SEO là viết tắt của từ Search Engine Optimization (tạm dịch là làm tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) –  là tập hợp những phương pháp tối ưu hóa để website trở nên thân thiện với máy chủ tìm kiếm (Search Engine). Từ đó nâng cao thứ hạng website khi người dùng tìm kiếm với các từ khóa liên quan.


Nghề SEO hiện đang là một trong số những nghề được rất nhiều người quan tâm. Về cơ bản, nghề SEO bao gồm các hoạt động nghiên cứu, phân tích, triển khai tối ưu cả SEO Onpage lẫn SEO Offpage. SEO giúp tăng trưởng traffic (lưu lượng truy cập), thứ hạng cho website so với các đối thủ trên từng keyword hoặc cụm keyword như nhau.


Những công việc của SEO Marketing

Khi đọc đến đây chắc hẳn vẫn chưa giải đáp được hết câu hỏi của bạn, và bạn vẫn đang thắc mắc Làm SEO là gì? Công việc cụ thể của nghề SEO là gì?


Đừng bối rối, trong phần này Digi Academy sẽ liệt kê chi tiết cho bạn biết các công việc của một nhân viên SEO là gì.


Sáng tạo content

Content đối với blog quan trọng giống như oxi đối với cơ thể vậy. Do đó hãy nhớ rằng content là yếu tố căn bản trong quá trình làm SEO.


Điều này không có nghĩa là bạn phải viết số lượng content khủng. Thay vào đó nên tập trung vào giá trị của content đối với người đọc.


Cập nhật content

Những khía cạnh nên phân tích khi chọn bài viết cần cập nhật:


·  Bài viết này có cung cấp thông tin tốt nhất cho độc giả không?


·  Nó có phù hợp intent của người dùng không?


·  Bài viết có xếp hạng cao trên bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm SERP không?


·  Có thể cải thiện trải nghiệm khi đọc của người dùng không?


·  Có thông tin nào cần cập nhật không?


·  Content của đối thủ có tốt hơn mình không?


·  SEO onpage đã tốt chưa?


Đây là những câu hỏi bạn nên tự vấn trước khi tiến hành review bài viết cũ.

Nghề SEO thực ra là gì  Những công việc mà một SEOer thường làm là gì  


Tìm kiếm keyword

Tìm kiếm keyword trong SEO web là gì? Tìm kiếm keyword (nghiên cứu từ khóa) là một trong những bước đầu tiên trong quy trình SEO.


Phân tích SEO onpage

SEO onpage nói lên nhiều điều về độ lành mạnh của một website và làm thế nào tối ưu hóa content cho người dùng và Google. Ghi nhớ một vài lưu ý sau:


·  URL thân thiện


·  Điều hướng 301 khi thay đổi URL


·  Thẻ tiêu đề (Title) hấp dẫn


·  Thẻ mô tả (meta description) trên tất cả các trang


·  Liên kết nội (Internal links)


·  Sửa liên kết gãy (broken links)


·  Hình ảnh có alt text


·  Độ phản hồi của website


·  Tốc độ tải trang web


·  Thẻ heading H1, H2, H3 …


·  Keyword phân bố hợp lý và những từ khóa tương đương (LSI keyword)


Plan lịch trình trong Search Engine Optimization

Lịch trình nêu rõ:


·  Nội dung cần viết


·  Ngày đăng bài


·  Người viết


·  Đăng bài trên kênh mạng xã hội nào


·  Tất cả chi tiết quan trọng khác liên quan đến content


Tối ưu Featured Snippet

Feature snippet trong SEO là gì? Feature snippet (đoạn trích nổi bật) là một đoạn nội dung hiển trị trên kết quả tìm kiếm được Google trích từ website nhằm giải đáp nhanh chóng cho các thắc mắc của người dùng.


Trả lời bình luận

Tần suất: Hàng tuần


Hãy để tâm đến bình luận của độc giả


Xây dựng liên kết

Chất lượng backlink là chìa khóa trong ngành SEO. Không nghi ngờ gì nữa khi nói liên kết là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng website trên Google.


Thiết kế website/Tính khả dụng

Thiết kế của một website ảnh hưởng rất nhiều đến trải nghiệm người dùng khi truy cập vào trang web.


Quảng cáo trên mạng xã hội

Cho dù bạn tạo ra content tuyệt vời đến đâu thì cũng vô dụng nếu content đó không thể đến được với người dùng. Một cách đơn giản để đạt được điều đó là qua Social Media Marketing (quảng cáo qua mạng xã hội).


Phân tích đối thủ

Luôn theo dõi đối thủ và tự hỏi: Kĩ thuật/Chiến lược mà đối thủ đang áp dụng để làm SEO là gì? Cả đối thủ trên thương trường và đối thủ trên trang kết quả tìm kiếm.


Quản lý số liệu (metrics)

Đây là nhiệm vụ thiết yếu đo lường nỗ lực của bạn và biết được website/blog hoạt động như thế nào.


Chia sẻ tin đăng này cho bạn bè:

Hướng dẫn giao dịch an toàn

  • Không thanh toán tiền trước khi nhận hàng
  • Kiểm tra hàng cẩn thận trước khi mua
  • Giao dịch ở nơi công cộng