Đóng

Bấm vào đây để quay lại

Cấu tạo và cách sử dụng thiết bị chống sét lan truyền là gì

03/07/243

Lưu tin

Giá: 2 Triệu

Địa chỉ: TP HCM

  • SMS
  • Chat hỏi chủ tin
  • 034992300

Thông tin thêm

Thiết bị chống sét lan truyền là một giải pháp cực hữu ích có thể giúp bảo vệ được các thiết bị điện tử hay là cả tòa nhà, giúp bạn tránh các rủi ro hoặc hạn chế tối đa những thiệt hại do sét gây ra. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Chống Sét Hoàng Gia để được hướng dẫn cách lắp đặt và sử dụng các thiết bị chống sét lan truyền để tạo ra một hệ thống chống sét đạt chuẩn nhé!


Thế nào là hiện tượng sét lan truyền?


Sét lan truyền có thể gây nên các hiện tượng gia tăng đột xuất hay đột biến từ sóng điện từ hay là xung điện áp. Sét lan truyền khi đánh xuống sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến các thiết bị điện tử, mạng máy tính hay hệ thống điện của công trình,…. Nguyên nhân chính của hiện tượng này thường là công trình nằm sát hoặc quá gần vị trí bị sét đánh. Gây ra các hiện tượng như: đường dây dẫn điện ở trong khu vực đó bị hư hỏng hay xung điện áp sinh ra trong chính những thiết bị 1 cách đột xuất do tự động bật/tắt các tải điện.


Vậy thiết bị chống sét lan truyền có cần thiết? Điều này là hoàn toàn cần thiết vì một khi có  luồng sét đánh xuống dưới mặt đất hay các vị trí gần tòa nhà, công trình thì nó sẽ xảy ra hiện cảm ứng điện từ lên những đường dây dây điện cạnh đó. Khi dòng sét lan truyền đánh xuống những đường dây có tín hiệu nguồn như là dây điện, dây điện thoại,… rồi theo hệ thống dây dẫn lan truyền đến những thiết bị điện thì sẽ xuất hiện sự cố.


Cấu tạo và cách sử dụng thiết bị chống sét lan truyền là gìHiện tượng sét lan truyền


Tại sao lại cần các thiết bị chống sét lan truyền?


Lý do mà những công trình nhà cửa hay công trình có quy mô lớn/nhỏ đều cần chống sét lan truyền là vì nó giúp bảo vệ được tài sản và tính mạng của con người. Đừng quá lo lắng, nếu bạn sử dụng hệ thống chống sét tiêu chuẩn sẽ dễ dàng ngăn chặn chúng và chuyển chúng đi theo đường tiếp địa truyền xuống mặt đất theo hệ thống đã được lắp đặt. Từ đó các công trình có thể hạn chế những hiện tượng gia tăng điện áp đột biến và có thể giảm tối đa sự ảnh hưởng xấu của sét đến các thiết bị điện đang sử dụng, bảo vệ trực tiếp các thiết bị của công trình. 


Những tổn thất mà các bạn phải chịu khi không lắp đặt thiết bị chống xung quá điện áp hoặc chống sét lan truyền có thể kể đến như:



  • Tốn kém chi phí sửa, thay thế các thiết bị điện hoặc làm mất dữ liệu

  • Tốn thời gian và chi phí do phải ngừng vận hành công trình, khách hàng của bạn sẽ mất sự hài lòng nên mất nhiều cơ hội trong thương mại,…


Hệ thống chống sét lan truyền tiêu chuẩn 


Một hệ thống chống sét lan truyền tiêu chuẩn cần ngăn chặn được sét lan truyền bằng những thiết bị cắt sét sơ cấp, thứ cấp và chống sét cho các thiết bị ở đầu hay cuối dựa trên nhiều tiêu chí:



  • Đầu tiên các bạn hãy chọn thiết bị chống sét theo tiêu chuẩn thích hợp và đảm bảo đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc gia như: UL (Mỹ), TCVN 9385 (VN) và những tiêu chuẩn quốc tế như: IEC 61643,…

  • Tiếp theo thì chọn thiết bị chống sét lan truyền cho nguồn điện AC, phải phù hợp với từng đặc điểm của hệ thống cần được bảo vệ như: Đặc điểm hệ thống điện, cường độ dòng điện lớn nhất theo tải tiêu thụ, tình trạng điện áp hệ thống,…

  • Chọn thiết bị bảo vệ theo vùng như vùng bên ngoài của công trình – LPZ 0, vùng giáp với bên ngoài nhưng mà có che chắn – LPZ 1 và vùng bên trong của công trình có nhiều lớp che chắn – LPZ 2-n.

  • Vùng cần được bảo vệ LPZ.  Vùng chống sét tương ứng với Type

  • Chọn các thiết bị chống sét theo type mà ứng với mỗi Type và cần đảm bảo các  tiêu chí kỹ thuật nhất định.


Cấu tạo của hệ thống chống sét lan truyền


Cấu tạo của 1 hệ thống chống sét lan truyền bao gồm những thiết bị chống sét lan truyền nào? Hãy cùng mình xem cấu tạo của hệ thống chống sét lan truyền có những thiết bị nào nhé!


Cấu tạo và cách sử dụng thiết bị chống sét lan truyền là gìThiết bị chống sét lan truyền OTOWA đường nguồn LS-YPV10012S


Thiết bị chống sét lan truyền đường nguồn bao gồm: Các thiết bị cắt sét 1 pha, thiết bị cắt sét 3 pha và các thiết bị cắt lọc sét 1 pha, cắt lọc sét 3 pha.


Cấu tạo và cách sử dụng thiết bị chống sét lan truyền là gìThiết bị chống sét lan truyền OTOWA đường nguồn LSK-N2720SCấu tạo và cách sử dụng thiết bị chống sét lan truyền là gìThiết bị chống sét lan truyền OTOWA đường nguồn LSK-T2720S


Cáp thoát sét.


Thiết bị chống sét trong đường tín hiệu nguồn và viễn thông.


Đồng hồ đo điện trở đất 


Cấu tạo và cách sử dụng thiết bị chống sét lan truyền là gìĐồng hồ đo điện trở đất VICI 4105A


Hệ thống tiếp địa chống sét lan truyền


Các thiết bị cắt lọc sét và cắt sét đường nguồn điện AC bao gồm: TDC, TDF, TDS,TSG-SRF,…


Thiết bị chống sét lan truyền cho đường tín hiệu nguồn như: TV, camera,..


Thiết bị chống sét truyền cho tín hiệu đường truyền RS


Các thiết bị chống sét lan truyền cho đường mạng của máy tính RJ45


Chống sét lan truyền trên đường tín hiệu điều khiển công nghiệp


Chống sét lan truyền trên đường truyền điện thoại, LEASED-LINE,  ADSL


Cấu tạo và cách sử dụng thiết bị chống sét lan truyền là gìBộ thiết bị chống sét lan truyền OTOWA cho tổng đài điện thoại SPU-RL180 và SPU-EF


Thiết bị chống sét trên đường cáp đồng trục, feeder


Chống sét trên điện thoại, đường truyền tốc độ cao


Công tắc báo động DAR và những thiết bị đếm sét TDS-SC


Những đặc điểm chung của thiết chống sét lan truyền



  • UC: là 1 điện áp hoạt động liên tục tối đa và cũng là điện áp DC hoặc AC mà các thiết bị chống sét lan truyền có thể hoạt động.

  • UP: là 1 điện áp tối đa trên các đầu và cuối SPD khi hoạt động. Chúng còn là cấp độ bảo vệ điện áp tại dòng IN. Điện áp tại đầu và cuối của SPD thường thì thấp hơn Up khi sét đánh.

  • IN: hay còn được gọi là dòng điện xả. Đây cũng là giá trị cực đại của sóng dòng 8/20 µs mà SPD có khả năng xảy ra tối thiểu 19 lần.

  • metal Varistor Oxit (MOV) hay còn được gọi là tụ chống sét. MOV còn là một điện trở đặc sử dụng để bảo vệ mạch điện, chúng giúp chống lại sự đột biến điện áp cao, tránh việc phá hỏng thiết bị. 

  • Thiết bị sét 1 pha và 3 pha chúng cần chú ý các thông số như: Điện áp định mức Un (220/380 V), cấu hình bảo vệ, dòng tải tối đa của A là bao nhiêu và thời gian kích dẫn tA  tính bằng ns,…

  • Với những thiết bị cắt lọc sét 1 pha và 3 pha thì cần chú ý điện áp định mức Un, công nghệ lọc sét và năng lượng tiêu tán, thời gian kích dẫn tA,…


Cấu tạo và cách sử dụng thiết bị chống sét lan truyền là gìĐặc điểm chung của thiết chống sét lan truyền


Kết luận


Thông qua bài viết trên của Chống Sét Hoàng Gia thì chắc hẳn bạn cũng hiểu được hệ thống chống sét lan truyền có cấu tạo như thế nào và lắp đặt sao cho đạt đúng không nào? Thiết bị phòng chống sét lan truyền là thiết bị rất cần thiết trong đời sống hằng ngày. Chúng giúp chúng ta giảm thiểu tối đa khả năng tổn thất cho công trình, nhà cửa. Như chúng tôi cũng đã đề cập 1 hệ chống sét lan truyền được cấu thành nhiều thiết bị để được 1 hệ thống đạt chuẩn thì các bạn nên lựa chọn những thiết bị tốt nhé! Để đảm bảo được sự cho an toàn cho các thiết bị điện thì các bạn nên sử dụng thiết bị chống sét lan truyền. Hy vọng rằng bài viết trên sẽ cung cấp những cho các bạn thông tin này sẽ hữu ích và có thể giúp bạn lựa chọn thiết bị chống sét lan truyền phù hợp.

Chia sẻ tin đăng này cho bạn bè:

Hướng dẫn giao dịch an toàn

  • Không thanh toán tiền trước khi nhận hàng
  • Kiểm tra hàng cẩn thận trước khi mua
  • Giao dịch ở nơi công cộng