Đóng

Bấm vào đây để quay lại

Quản trị nhân sự là gì

25/11/216

Lưu tin

Địa chỉ: TP HCM

Thông tin thêm

Quản trị nhân sự là gì?
Quản trị nhân sự hay Quản lý nguồn nhân lực là công tác quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ công ty hay doanh nghiệp nào. Các giám đốc, người quản lý muốn vận hành công ty hiệu quả đều cần phải rèn luyện cho mình kỹ năng quản trị nhân sự hoặc ít nhất là phải xây dựng được một quy trình quản trị nhân sự chi tiết, nghiêm ngặt cho công ty của mình.


Quản trị nhân sự là một trong những chức năng cơ bản của quá trình quản trị, bởi con người bao giờ cũng là yếu tố quan trọng nhất của một doanh nghiệp. Do đó, việc lựa chọn, sắp xếp con người có năng lực, phẩm chất phù hợp với các vị trí trong bộ máy tổ chức là nhiệm vụ hàng đầu của các nhà quản trị.


Quản lý chính sách và đề ra chính sách liên quan đến tài nguyên nhân sự
Bộ phận quản trị nhân sự đóng vai trò chủ yếu trong việc quản lý chính sách, nhằm đảm bảo rằng chính sách do Nhà n­ước qui định được thực hiện đúng và đầy đủ trong doanh nghiệp.


Không chỉ vậy, những người làm quản trị nhân sự còn có trách nhiệm phải đề ra và giải quyết các chính sách trong phạm vi của doanh nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức.


Tư­ vấn cho các bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp
Một bộ phận nào đó trong doanh nghiệp có thể có vấn đề nhân viên bỏ việc, bộ phận có tỷ lệ nhân viên vắng mặt cao, bộ phận khác có vấn đề thắc mắc về chế độ phụ cấp… Trong tất cả các vấn đề trên, người phục trách về nhân sự sẽ chịu trách nhiệm đảm nhận việc giải quyết các vấn đề này


Tư vấn cho các bộ phận khác về vấn đề nhân lực trong doanh nghiệp
Đây có thể là câu trả lời phù hợp nếu bạn đang chưa biết quản lý nhân sự bao gồm những việc gì? Bởi có thể nói đây là nhiệm vụ thường nhật của một nhà quản lý nhân sự: tư vấn các vấn đề về nhân viên nghỉ việc, các chế độ lương thưởng, bổ sung nhân sự… để đảm bảo bộ máy hoạt động của doanh nghiệp luôn được diễn ra một cách suôn sẻ.


Cung cấp các dịch vụ nội bộ cho doanh nghiệp
Đây được xem là vai trò quan trọng của nhà quản trị nhân sự. Mỗi khi nhận được thông báo về bổ sung nhân sự thì cần nhà quản lý kịp thời lên kế hoạch tuyển dụng theo đúng số lượng yêu cầu. Hoặc các nhà quản trị nhân sự cũng có thể chủ động đưa ra ý kiến cũng như đề xuất về bổ sung nhân sự. Ngoài ra, quản lý nhân sự cũng quán xuyến các chương trình lương thưởng, an toàn lao động, bảo hiểm xã hội… tóm lại là những vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực của doanh nghiệp.


Kiểm tra nhân viên
Vai trò chính của một nhà quản lý nhân sự là gắn liền với nguồn nhân lực. Hay nói một cách cụ thể thì quản lý nhân sự sẽ có trách nhiệm kiểm tra cũng như giám sát các bộ phận khác về việc thực hiện các chính sách, chương trình nâng cao nghiệp vụ nhân lực hay là việc tuân thủ văn hóa doanh nghiệp… Từ đó đánh giá được nhân viên ưu tú, thế mạnh và điểm yếu của nhân sự. Điều đó sẽ góp phần không nhỏ đảm bảo việc quản lý nhân sự được diễn ra suôn sẻ hơn.


Ngoài ra quản trị nhân sự cũng đảm nhận nhiệm vụ đo lường, phân tích, đánh giá năng lực làm việc của nhân viên và đưa ra những giải pháp để phát huy được tối đa năng lực làm việc của họ, đồng thời không ngừng thúc đẩy các bộ phận khác quản trị tài nguyên nhân sự hiệu quả hơn.


Chấm công, tính lương cho nhân viên
Việc theo dõi việc chấm công hằng ngày của nhân viên cũng được coi là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của một nhà quản lý nhân sự. Mặc dù với công nghệ hiện đại như ngày nay, sẽ không nhất thiết phải ghi chép lại từng ngày công của nhân viên như trước kia mà đã có phần mềm chấm công tương đối chính xác và hiệu quả cho việc quản lý ngày công của nhân viên.


Tuy nhiên vẫn không thể phủ nhận được vai trò của một nhà quản trị nhân sự trong việc này, bởi doanh nghiệp vẫn cần phải giám sát việc đi muộn, số ngày nghỉ của nhân viên để thuận tiện cho việc đánh giá chuyên cần hay tính lương cho nhân viên sau này. Ngoài việc tính lương, chấm công thì đôi khi quản trị nhân sự cũng sẽ trực tiếp tiến hành thanh toán lương thưởng cho toàn bộ nhân viên trong công ty.

Chia sẻ tin đăng này cho bạn bè:

Hướng dẫn giao dịch an toàn

  • Không thanh toán tiền trước khi nhận hàng
  • Kiểm tra hàng cẩn thận trước khi mua
  • Giao dịch ở nơi công cộng