Đóng

Bấm vào đây để quay lại

Quản trị kinh doanh và những cái nhất

15/10/2111

Lưu tin

Địa chỉ: TP HCM

Thông tin thêm

Quản trị kinh doanh và những cái nhất


Quản trị kinh doanh là nghành nghề ko còn quá xa lạ đối với chúng ta, và cũng đang là một trong  những nghành hot hiện giờ, vì trong lúc nền kinh tế dần hồi phục trở lại thì các hoạt động kinh doanh cung trở nên nhộn nhịp thường xuyên hơn, do đó chúng ta cần những người hiểu rõ trong lĩnh vực quản trị kinh doanh hơn để có thể dễ dàng điều phối chỉ đạo các hoạt động kinh doanh sao cho có tính hiệu quả nhất. Nếu nói thẳng ra thì quản trị kinh doanh được xem là một trong  những vị trí không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp nào.


 



  1. 1.      Quản trị kinh doanh là gì?


Quản trị kinh doanh là việc thực hiện quản lý một hoạt động kinh doanh. Nó bao gồm tất cả các khía cạnh của việc giám thị và giám sát hoạt động kinh doanh và những lĩnh vực liên quan bao gồm kế toán, tài chính và tiếp thị


Quản trị kinh doanh bao gồm việc thực hiện hoặc quản lý hoạt động kinh doanh và ra quyết định cũng như tổ chức hiệu quả con người và các nguồn lực khác để chỉ đạo các hoạt động hướng tới các mục tiêu chung. Nói chung, quản trị đề cập đến chức năng quản lý rộng hơn, bao gồm các dịch vụ tài chính, nhân sự và dịch vụ MIS có liên quan.


 



  1. 2.      Vai trò của quản trị kinh doanh đối với doanh nghiệp

  2. a.      Vai trò quan hệ ngoại giao


Một người quản t        rị kinh doanh giỏi ngoài làm những công việc hằng ngày, thì phải biết tạo dựng mối quan hệ đối với những người xung quanh, tạo được bầu không khí làm việc thân hiện. Ngoài tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp với những người trong  tổ chức thì bạn phải biết tạo dựng mối quan hệ ngoại giao đối với các doanh nghiệp hay tổ chức khác.



  1. b.      Vai trò thông  tin


Ở bất kỳ góc độ nào, tất cả các nhà quản trị đều có vai trò Thông tin gồm: Tiếp nhận, thu thập và phổ biến thông tin. Với vai trò này, người quản trị thu nhận, phân loại, và cung cấp thông tin cần thiết cho những đối tượng phù hợp. Vai trò này bao gồm: Theo dõi thông tin, phổ biến thông tin, và đại diện phát ngôn.



  1. c.       Vai trò ra các quyết định hay chiến lược


Vai trò này xoay quanh việc đưa ra những quyết định. Đây là vai trò rất quan trọng của nhà Quản trị. Thành công hay thất bại của Doanh nghiệp là ở vai trò này của Nhà Quản trị, bao gồm vai trò của người khởi xướng, Người xử lý các thông tin cần thiết tới vấn đề cần giải quyết, người phân bổ nhân lực và người đàm phán, thương lượng với những nhà đầu tư.


 



  1. 3.      Các công việc hằng ngày của quản trị kinh doanh


Thiết lập mục tiêu kinh doanh của công ty, cửa hàng.


Tuyển dụng và đào tạo nhân viên kinh doanh mới.


Thực hiện đánh giá nhân viên thường xuyên để xác định các vấn đề cần được thay đổi.


Thiết kế các chiến lược và kế hoạch kinh doanh để đáp ứng các mục tiêu của công ty.


Đảm bảo rằng công ty có đủ các nguồn lực như nhân sự, nguyên vật liệu và thiết bị hỗ trợ hoạt động kinh doanh.


Phát triển ngân sách công ty toàn diện và thực hiện phân tích ngân sách định kỳ.


Đảm bảo tất cả các hoạt động kinh doanh của công ty tuân thủ nguyên tắc và chính sách pháp lý.


Đánh giá hiệu quả tổng thể của hoạt động kinh doanh.


Đánh giá và xác định các cơ hội kinh doanh mới để thúc đẩy tỷ lệ tăng trưởng trong thị trường hiện tại và tương lai.


 



  1. 4.      Các yêu cầu kỹ năng của quản trị kinh doanh


Bằng cử nhân chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, Khoa học quản lý, Marketing hoặc các lĩnh vực liên quan khác.


Ít nhất 3 năm kinh nghiệm ở vị trí quản lý kinh doanh.


Kỹ năng lãnh đạo xuất sắc.


Kỹ năng giao tiếp tuyệt vời cả bằng văn bản và bằng lời nói.


Hiểu biết về luật kinh doanh.


Tư duy phê phán, khả năng tổ chức và sắp xếp công việc


 



  1. 5.      Mức lương của quản trị kinh doanh


Xét theo vị trí công việc, quản trị kinh doanh mức lương như sau:


 


+ Vị trí Giám đốc kinh doanh hoặc Giám đốc Marketing: Mức lương dao động từ 15 triệu đến 20 triệu đồng/ tháng hoặc cao hơn tùy vào năng lực bản thân.


+ Vị trí trưởng phòng: Mức lương dao động từ 10 triệu đến 15 triệu đồng/ tháng.


+ Vị trí nhân viên Marketing: Mức lương dao động từ 5 triệu đến 10 triệu đồng/ tháng


+ Nhân viên kinh doanh: Mức lương dao động từ 5 triệu đến 12 triệu đồng/ tháng.


+ Ngoài ra, với các nhân viên kỳ cựu, giàu kinh nghiệm, có thâm niên trong nghề từ 7 – 10 năm từ vị trí cấp trưởng phòng trở lên, mức thu nhập có thể lên tới 80 triệu đồng/ tháng.


 


 



  1. 6.      Tổng kết


Trên đó là những thông tin  mà mình đã tổng hợp cho các bạn về quản trị kinh doanh,  mong là  những thông  tin trên có thể giúp ích cho các bạn để cho các bạn có cái nhìn khách quan nhất về ngành nghề mình đã chọn hay sắp chọn.


Cảm ơn các bạn đã dành thời gian xem, chúc các bạn thành công


 

Chia sẻ tin đăng này cho bạn bè:

Hướng dẫn giao dịch an toàn

  • Không thanh toán tiền trước khi nhận hàng
  • Kiểm tra hàng cẩn thận trước khi mua
  • Giao dịch ở nơi công cộng