Đóng

Bấm vào đây để quay lại

Kỹ năng quản lý là gì và nó có quan trọng

06/04/219

Lưu tin

Địa chỉ: TP HCM

Thông tin thêm

 


1.Kỹ năng quản lý là gì?


Kỹ năng quản lý là tập hợp các đặc tính và khả năng mà một là quản trị cần có nhằm thực hiện các công việc cụ thể có tổ chức. Chúng bao gôm khả năng thực hiện các nghĩa vụ quản trị tại tổ chức, đồng thời tránh được các tính huống khủng hoảng và giải quyết kịp thời và triệt để các vấn đề khi mà chúng có thể phát sinh bất cứ khi nào.


Theo Robert Katz, nhà tâm lý xã hội và tổ chức người Mỹ, có 3 loại kỷ năng quản lý cơ bản:


 


1.1  Kỹ năng chuyên môn ( technical skill)


Kỹ năng này không chỉ đơn thuần về vận hành máy móc và phần mềm mà còn liên quan đến những lĩnh vực khác như khả năng làm tăng doanh số, thiết kế và tiếp thị những sản phẩm hay dịch vụ mới.


1.2  Kỹ năng tư duy (concteptual skill)


Bộ kỹ năng này bao gồm nhiều kỹ năng đơn lẻ khác như tư duy trừu tượng và hình thành ra các ý tưởng. Nhà quản lý phải hiểu được tất cả khái niệm, phân tích, phán đoán đúng vấn đề đang xảy ra và tìm hướng giải quyết triệt để một cách sáng tạo. Điều này giúp nhà quản lý có thể lường trước hay đoán trước được nhũng vấn đề khó khăn có thể xảy ra đối với các phòng ban, thậm chí là toàn bộ doanh nghiệp.


1.3  Kỹ năng về con người ( human or interpersonal skill)


Đây là kỹ năng mà nhà quản lý cần để tương tác, làm việc và kết giao hiệu quả đối với những người xung quanh mà đây là những nhân viên. Kỹ nang này giiups cho nhà lãnh đạo tận dụng  tối đa tiềm lực nhân sự trong công ty và khích lệ nhân viên của mình và nhằm đạt được kết quả tốt hơn.


 


2.Những ví dụ về kỹ năng quản lý


 


2.1 Lập kế hoạch


Quá trình lên kế hoạch bao gồm việc xác định và đặt ra mục tiêu có thể đạt được, phát triển chiến lược cần thiết, chỉ ra các công việc cụ thể và lịch trình để đạt được mục tiêu đề ra.


2.2 Giao tiếp


Về bản chất, giao tiếp là dòng chảy thông tin trong tổ chức, dù trang trọng hay đời thường, bằng văn bản hay lời nói, giúp tăng cường sự hoạt động trơn tru của doanh nghiệp. Những kênh giao tiếp chất lượng có thể giúp nhà quản lý dễ dàng hợp tác với nhân viên, tránh hiểu lầm và giải quyết mâu thuẩn hiệu quả. Nhà quản lý càng giao tiếp với nhóm tốt ra sao thì quy trình thực hiên sẽ càng được theo sát, các hoạt động càng được triển khai hiệu quả và tổ chức càng thành công.


2.3 Ra quyết định


Nhà quản lý phải chịu trách nhiệm về việc ra quyết định và sẵn lòng gánh chịu kết quả của chính quyết định đó, dù tốt hay xấu. Để một tổ chức thành công thì quyết định cần được đưa ra kịp thời và đúng đắn


2.4 Ủy Thác


Ủy thác công việc giúp nhà quản lý tiết kiệm thời gian, tối ưu hóa hiệu suất làm việc và đảm bảo mỗi nhân viên đều mang trọng trách riêng. Nếu sở hữu kĩ năng ủy thác tuyệt vời thì người quản lý sẽ có thể giao việc và trao quyền cho đúng người, từ đó, các mục tiêu được đạt được dễ dàng và nhanh chóng


2.5 Giải quyết vấn đề


Kỹ năng này có thể giúp người lãnh đạo loại bỏ được vấn đề mặc dù điều kiện khách quan bên ngoài không thuận lợi cho họ. Kỹ năng này đòi hỏi phải xác định đúng vấn đề và tìm giải pháp tốt nhất để xử lý rắc rối ấy. Khi sỡ hữu được kỹ năng này, nhà quản lý sẽ có được sự tin tưởng từ nhân viên đối với khả năng quản lý của mình.


2.6 Động viên


Động viên tốt dẫn đến phản ứng đáng mong đợi ở nơi nhân viên và các bên liên quan (đối tác, cổ đông,…). Có nhiều cách và kĩ thuật động viên nhưng cần phù hợp với những đặc điểm như văn hóa, tính cách và các yếu tố khác.


 


3.Tổng kết


Vậy là mình đã trình bày đầy đủ về kỹ năng quản lý rồi, đây là thứ mà một nhà quản lý nào cũng cần phải có nhá. Nếu bạn còn băng khoăng thì hãy tham khảo một khóa học ngắn hạn về đào tạo những nhà quản lý về kỹ năng quản lý, đây là khóa đạo tạo inhouse, một khóa mà sẽ giúp tất cả nhà lành đạo hay quản lý có thể làm tốt công việc của mình hơn hay hiểu rõ nhân viên của mình hơn.


Mọi chí tiết xin liên hệ : 028 22142838


Hoặc gửi câu hỏi hay các vần để liên quan đến Email: trungtam@gec.edu.vn  


Cảm ơn bạn đã xem và chúc bạn thành công

Chia sẻ tin đăng này cho bạn bè:

Hướng dẫn giao dịch an toàn

  • Không thanh toán tiền trước khi nhận hàng
  • Kiểm tra hàng cẩn thận trước khi mua
  • Giao dịch ở nơi công cộng