Đóng

Bấm vào đây để quay lại

Học an toàn lao động trong vận hành xe nâng

26/01/195

Lưu tin

Địa chỉ: TP HCM

Thông tin thêm


Chứng Chỉ An Toàn Lao Động Vận Hành Xe Nâng Học Ở Đâu?




Xe nâng luôn được xếp vào loại những thiết bị vận hành tương đối phức tạp, thường được dùng trong bến bãi, cầu cảng, nhà kho,… để di chuyển hàng hóa. Nghị định 44 mới nhất theo yêu cầu của Bộ Lao động yêu cầu người điều khiển phải theo học các khóa huấn luyện an toàn vận hành xe nâng và đạt được các chứng chỉ cần có.




I. Đối tượng tham gia huấn luyện:




- Công nhân, kỹ sư, người điều khiển xe nâng,…




- Người chế tạo, lắp ráp, bảo dưỡng, sửa chữa,… xe nâng




II. Thời gian huấn luyện
- Huấn luyện lần đầu: 24 giờ
- Huấn luyện định kỳ: 12 giờ
- Huấn luyện định kỳ: 2 năm 1 lần




III. Nội dung huấn luyện an toàn vận hành xe nâng




Sau khi hoàn thành khóa huấn luyện này, học viên sẽ có kiến thức & kỹ năng về lý thuyết và thực hành những điều sau đây:




  • Trách nhiệm người vận hành xe nâng

  • Các tai nạn liên quan đến xe nâng

  • Các nguyên tắc về kỹ thuật

  • Tính ổn định của xe nâng

  • Tải trọng làm việc an toàn (SWL)

  • Kiểm tra trước khi bắt đầu làm việc

  • Kiểm tra trước khi vận hành

  • Kỹ thuật vận hành chung

  • Khoang vùng hoạt động & vùng lân cận



Ngoài những kiến thức đã nêu trên, sau khi hoàn thành khóa huấn luyện với chúng tôi, các học viên có thêm các kiến thức khác như:




  • Giới hạn nổ

  • Giới hạn độc tính

  • Kho hóa chất / xử lý hóa chất một cách chính xác

  • Hiểu được ảnh hưởng của hóa chất  đối với con người và môi trường



IV. Địa điểm và hình thức đăng ký:




  • Hình thức 1: Đăng ký tại văn phòng Hệ Thống Giáo Dục Đất Việt



-  Trung Tâm Giáo Dục Đất Việt: Nguyễn Oanh, P 17, Q Gò Vấp, TP.HCM




-  Trường Kỹ Thuật Đất Việt: Thanh Đa, Cư Xá Thanh Đa, P 27, Q Bình Thạnh, TP.HCM




  • Hình thức 2: Đăng ký qua số điện thoại - zalo : 0936.23.88.44 . Nhập học và làm thủ tục trước 20 phút tại bàn làm việc của Trường Kỹ Thuật Đất Việt.

  • Hình thức 3: Đăng ký online tại đây:Tại đây


 



Quy trình sử dụng an toàn xe nâng:




Kiểm tra kỹ thuật trước khi hoạt động




1. Trước khi hoạt động:




- Kiểm tra bên ngoài xe nâng: sát xi, càng nâng và dụng cụ cần thiết khác.
- Kiểm tra hệ thống di chuyển và các cơ cấu liên quan.
- Kiểm tra phần động lực, động cơ nổ, xem xét dầu nhớt, nước bình điện để sẵn sàng nổ máy.
- Đối với hệ thống thủy lực: kiểm tra toàn bộ hệ thống thủy lực từ bên ngoài xem có rò rỉ nhớt không. Kiểm tra từ thùng dầu thuỷ lực, bơm đến hệ thống van thủy lực, xilanh các loại.
- Kiểm tra và điều chỉnh (nếu cần) cơ cấu phanh.
- Kiểm tra các đồng hồ, đèn, kèn báo và các nút (tay), cần điều khiển trên cabin.
- Kiểm tra toàn bộ hệ thống xích nâng




2. Phát động máy thử hoạt động :




- Phát động máy rồi tiến hành thử hoạt động của các cơ cấu xem thế nào? Xem xét sự hoạt động của các đồng hồ báo, đèn, kèn báo, công tắc hạn chế hành trình hoạt động của phanh. Kiểm tra xem có rò rỉ nhớt, nước... và tiến hành xử lý nếu cần thiết.
Sau khi thử hoạt động các cơ cấu thấy đảm bảo ổn định và an toàn thì mới cho phép xe nâng hoạt động.




Sử dụng an toàn xe nâng trong thi công:




- Chỉ sau khi thử hoạt động các cơ cấu đảm bảo ổn định và an toàn mới đưa xe nâng ra nâng hàng.
- Trong quá trình hoạt động, công nhân vận hành luôn lắng nghe sự hoạt động  của các cơ cấu xem có bình thường không. Quan sát các đồng hồ báo cũng như các đèn tín hiệu trong cabin để phán xét và quyết định công việc kịp thời khi có sự cố.
- Luôn chú ý đến các phanh hãm, các cơ cấu hạn chế hành trình để đảm bảo hoạt động của xe nâng đáng tin cậy.
- Thực hiện các công việc tại công trình phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của cán bộ hay người có trách nhiệm phát tín hiệu.
- Phải nhấn còi báo hiệu trước khi thao tác nâng hạ và di chuyển.
- Thực hiện thao tác từ từ, không giật cục, không thay đổi đột ngột chuyển động.
- Khi nâng hàng không để hàng nghiêng lệch, phải ràng buộc chắc chắn (nếu cần thiết)
- Phải biết xác định tải trọng, vật nâng không được lớn hơn tải trọng cho phép ở tầm với tương ứng.
- Khi nâng hạ tải gần tường hay chướng ngại vật tuyệt đối không để người đứng giữa tải và chướng ngại vật cũng như để tải va vào chướng ngại.
- Khi làm việc dưới đường điện phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu từ các bộ phận ở xe nâng đến đường dây điện theo quy định hiện hành.




Cấm




- Nâng hạ vật khi có người đứng trên tải.
- Nâng vật khi bị đè hoặc móc vào vật khác.
- Kéo lê vật trên sàn.
- Xe nâng hoạt động khi có hiện tượng lạ.
- Người không có trách nhiệm vào lái xe nâng




- Mọi hư hỏng phát hiện được phải dừng máy để kiểm tra sửa chửa.
- Khi kết thúc làm việc: tiến hành vệ sinh  sơ bộ, hạ càng hợp lý, ngắt điện và đưa các nút (tay) điều khiển về số 0. Rồi ghi chép tóm tắt tình trạng xe nâng vào sổ giao ca.




Thông Tin Liên Hệ




HỆ THỐNG GIÁO DỤC ĐẤT VIỆT




Địa Chỉ: Nguyễn Oanh, P. 17, Q. Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh




Điện Thoại: 0936.23.88.44 (Ms. Thúy)




Email: trungtamdaotaodatviet@gmail.com




Website: http://www.daotaodatviet.net/ - http://giaoducdatviet.ttdv.vn/




 


Chia sẻ tin đăng này cho bạn bè:

Hướng dẫn giao dịch an toàn

  • Không thanh toán tiền trước khi nhận hàng
  • Kiểm tra hàng cẩn thận trước khi mua
  • Giao dịch ở nơi công cộng