Đóng

Bấm vào đây để quay lại

Đào tạo xuất nhập khẩu ra sao

24/11/216

Lưu tin

Địa chỉ: TP HCM

Thông tin thêm

Xuất nhập khẩu là gì?
Xuất nhập khẩu là cụm từ gọi chung của hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Theo đó, có thể hiểu đơn giản rằng, xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ với nhau. Quốc gia này sẽ mua các mặt hàng, dịch vụ mà mình không sản xuất được từ các quốc gia khác bằng tiền tệ. Hoạt động một quốc gia mua hàng hoá vào lãnh thổ của họ gọi là nhập khẩu, hoạt động một quốc gia bán ra các sản phẩm cho quốc gia khác gọi là xuất khẩu.


Các khái niệm phổ biến trong ngành xuất nhập khẩu
Là một lĩnh vực cực kỳ rộng lớn, các bên tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc quốc tế trong mua bán hàng hoá. Chính vì thế, xuất nhập khẩu là ngành nghề có tính đặc thù cao và rất nhiều khái niệm chuyên ngành.


Ngoài khái niệm xuất khẩu và nhập khẩu, bạn cần nắm rõ các thuật ngữ chuyên ngành sau:


Incoterms: Incoterms là viết tắt của cụm từ International Commerce Tems. Đây là bộ các quy tắc thương mại quốc tế, nội dung của bộ quy tắc này là những quy định của các bên trong hoạt động giao thương hàng hoá quốc tế.

Xuất khẩu tại chỗ: Xuất khẩu tại chỗ là hình thức mà các lô hàng được doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam và bán cho thương nhân nước ngoài. Tuy nhiên hàng được giao cho một đơn vị khác tại Việt Nam theo sự chỉ định trước của thương nhân nước ngoài.

UCP: UCP là viết tắt của cụm từ “The Uniform Custom and Practice for Documentary Credits”. Đây là quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ.


Công việc trong ngành xuất nhập khẩu
Ngành xuất nhập khẩu bao gồm những vị trí công việc cơ bản sau:


Nhân viên mua hàng (Purchasing Official)
Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu (Sales XNK)
Nhân viên chứng từ – dịch vụ khách hàng (CS)
Nhân viên hiện trường (Ops)
Nhân viên Phòng Thanh toán Quốc tế tại Ngân hàng
Nhân viên tại Văn phòng Đại diện của các công ty đa quốc gia……
Chuẩn bị gì cho nghề xuất nhập khẩu
Một nhân viên trong ngành Xuất nhập khẩu có nhiều chức danh khác nhau như: Nhân viên Xuất nhập khẩu, Nhân viên mua hàng (Purchasing officer), Chuyên viên Xuất nhập khẩu, Nhân viên chứng từ…. Nhưng nhìn chung, để thành công trong nghề Xuất nhập khẩu bạn cần các điều kiện sau:


Nắm vững quy trình xuất-nhập khẩu và có kinh nghiệm làm chứng từ cũng như soạn thảo các loại văn bản, hợp đồng giao dịch; hiểu biết về hàng hóa và thị trường…
Có khả năng ngoại ngữ và sử dụng thành thạo các ứng dụng tin học.
Cần trang bị một số kỹ năng như kỹ năng đàm phán/thuyết phục, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức và kiểm soát công việc hiệu quả, kỹ năng giải quyết vấn đề…
Phải có một số tố chất như cẩn thận, nhanh nhẹn, linh hoạt, tinh thần trách nhiệm cao và có khả năng chịu áp lực cao trong công việc…
Để thành công, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm. Tùy từng doanh nghiệp, ngành hàng kinh doanh và thị trường chủ yếu, yêu cầu cụ thể đối với một chuyên viên xuất nhập khẩu sẽ khác đi.


Thủ tục nhập khẩu một số loại hàng
Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu một số mặt hàng phổ biến:


Trái cây tươi
Thiết bị y tế
Thức ăn chăn nuôi
Thịt bò, lợn, gà... đông lạnh
Phân bón
Thép
Lốp xe ô tô
Xe nâng, máy xúc, máy đào
Đàn Piano
Dụng cụ thể thao
Đá Granite
Bình chữa cháy
Thuốc sát trùng
Thực phẩm chức năng
Thiết bị vệ sinh: sen vòi, bồn tắm, bệ bệt...
Máy in
Máy làm mát không khí bằng bay hơi
Hàng chuyển phát nhanh
Thức ăn cho chó mèo
Phụ tùng ô tô


Về thuế xuất nhập khẩu
Luật thuế xuất nhập khẩu
Thuế hải quan
Thuế xuất khẩu
Thuế nhập khẩu
Biểu thuế xuất nhập khẩu mới nhất

Chia sẻ tin đăng này cho bạn bè:

Hướng dẫn giao dịch an toàn

  • Không thanh toán tiền trước khi nhận hàng
  • Kiểm tra hàng cẩn thận trước khi mua
  • Giao dịch ở nơi công cộng