Đóng

Bấm vào đây để quay lại

Cách thiết kế bậc tam cấp đẹp và kích thước chuẩn phong thủy

11/09/195

Lưu tin

Địa chỉ: Quảng Ninh

Thông tin thêm

Sơ lược về bậc tam cấp


Bậc tam cấp là một hạng mục hầu như không thể thiếu tại các công trình dân dụng như nhà ở, biệt thự… hay các công trình tâm như đình, chùa, miếu mạo… Cái tên bậc tam cấp xuất hiện là bởi từ xa xưa ông cha ta đã sử dụng 3 bậc thềm trước nhà để lấy lối đi ra đi vào, lối đi lên đi xuống ngoài sân trong nhà.


Tuy nhiên, có nhiều công trình, tam cấp được xây với số bậc nhiều hơn như 5, 7, 9 và tuân theo quy luật “thiên – địa – nhân” trong đất trời, mà con người chính là một trong 3 yếu tố đó. Vì thế muốn sống hài hòa, hợp nhất với tự nhiên thì bậc thềm của mỗi công trình cũng cần phải được hòa hợp theo thuyết tam sinh đó. Tam cấp trong tên gọi chính là 3 cấp Thiên – Địa – Nhân trong thuyết tam sinh tương ứng.


Để có thể thiết kế bậc tam cấp đẹp và chuẩn cả về phong thủy thì không phải là điều dễ dàng mà ai cũng làm được, vì vậy trong bài viết này sẽ chỉ cho các bạn cách thiết kế bậc tam cấp chuẩn xác nhất cho công trình của mình.


Cách thiết kế bậc tam cấp đẹp và kích thước chuẩn phong thủy

Chia sẻ cách thiết kế bậc tam cấp



Thiết kế bậc tam cấp đẹp và chuẩn theo phong thủy


Số lượng bậc tam cấp thường trong nhà ở dân dụng: 1, 3, 5, 7, 9. Số lượng bậc tam cấp là bao nhiêu còn phụ thuộc vào khoảng cách từ mặt đất hoặc mặt sân lên đến sảnh chính (hiên, nền ) nhà. Khoảng cách bao nhiêu sẽ tỷ lệ với số lượng bậc thềm nhà bấy nhiêu.


Đối với những công trình tâm linh thì thông thường bậc tam cấp được thiết kế 3 bậc. Chiều cao của bậc tam cấp thông thường từ 15 – 18cm. Ở một số công trình công cộng, đặc biệt như bệnh viện thì chiều cao của bậc tam cấp thường thấp hơn khoảng 10- 12cm để phù hợp với đặc trưng lĩnh vực.


Chiều rộng của 1 bậc tam cấp thông thường khoảng 20 đến 30cm. Chiều dài bậc tam cấp phụ thuộc vào chiều dài của sảnh. Điều này phụ thuộc vàp thực tế xây dựng và thiết kế của từng công trình.


Kích thước bậc tam cấp cũng sẽ tương đương với chiều rộng của sảnh chính bước vào nhà. Đối với những thiết kế tiền sảnh rộng rãi, thì bậc tam cấp cũng cần có chiều dài đủ để ôm trọn lấy không gian của sảnh. Tam cấp có thể được xây 1 mặt tiền, hoặc bao quanh 2 – 3 mặt của sảnh tùy theo thiết kế và yêu cầu kiến trúc của từng gia đình là khác nhau.


Cách thiết kế bậc tam cấp đẹp và kích thước chuẩn phong thủy

Thiết kế bậc tam cấp đẹp và chuẩn theo phong thủy



Cách tính bậc tam cấp theo phong thủy


Để tính bậc tam cấp cho công các công trình kiến trúc thì hiện tại tôi sẽ chỉ cho các bạn hai cách đang được sử dụng nhiều nhất để tính bậc tam cấp.


Cách tính thông thường


Trong trường hợp này tôi sẽ dùng từ cấp để chỉ các loại như nhị cấp, tam cấp, tứ cấp…. và từ bậc chúng tôi sẽ dùng để chỉ chung cho việc lên xuống mỗi một nấc tam cấp và nấc cầu thang.


Bạn có thể hình dung cách chia bậc tam cấp như sau:



  • Trường hợp 1: Đặt sân và bậc 1 của tam cấp (tam cấp 1) ngang nhau (có nghĩa là phải đào sân lõm xuống để đặt tam cấp vào, có lẽ không ai làm chuyện điên rồ này), như vậy tam cấp bây giờ chỉ còn là nhị cấp (vì bậc 1 bây giờ đã là sân, mà đã là nhị cấp thì không phải và không được gọi là tam cấp).

  • Trường hợp 2: Đặt nhà và bậc 3 (tam cấp 3) ngang nhau (tạo thành một mặt phẳng), như vậy tam cấp cũng chỉ còn là nhị cấp (vì bậc 3 bây giờ đã là nhà).


Như vậy, từ các nội dung trên chúng ta có thể thấy rằng chỉ có một cách duy nhất giữ cho đủ 3 bậc của tam cấp là phải đặt tam cấp 1 cao hơn sân và tam cấp 3 thấp hơn.


Tính bậc tam cấp theo Sinh – Lão – Bệnh – Tử


Nếu áp dụng cách tính “sinh, lão, bệnh, tử” vào trong “tam cấp” thì sẽ như thế nào? Đây là thắc mắc của rất nhiều người. Bên cạnh đó, cũng có nhiều người khi đem cách tính này áp dụng vào nhau thì thấy không đúng, nhưng thực chất ra nếu bạn biết được nên đặt “sinh” ở đâu thì bài toán này sẽ được giải quyết một cách vô cùng dễ dàng.


Nhiều người cho rằng phải tính “sinh” vào “tam cấp 1”, tức là cấp đầu tiên của tam cấp, từ đó sẽ có tam cấp 2 là “lão”và tam cấp 3 là “bệnh”, nhà là “tử”; đồng thời nếu đi ngược lại thì cũng sẽ có sân là “tử” theo cách tính tuần tự như trên.


Tuy nhiên, cũng có quan điểm, sân là nơi mà mọi người thường xuyên đi lại, phải đi qua sân với vào nhà được, một nơi sống động và đầy sinh khí như vậy, sao lại là “tử” cho được. Chính xác, sân phải là “sinh” mới đúng. Và một khi sân là được tính là “sinh” thì mọi chuyện được giải quyết dễ dàng, từ sân = bậc 1 = sinh, ta có tiếp tam cấp 1 = bậc 2 = “lão”, tam cấp 2 = bậc 3 = “bệnh”, tam cấp 3 = bậc 4 = “tử”, và nhà = bậc 5 = “sinh”,… theo cách tính này thì sân nhà nhà đều mang bậc “sinh”.


Cách thiết kế bậc tam cấp đẹp và kích thước chuẩn phong thủy

Tính bậc tam cấp theo Sinh – Lão – Bệnh – Tử



Cơ sở chế tác, thiết kế bậc tam cấp uy tín nhất


Đá mỹ nghệ Ninh Vân là cơ sở sản xuất, chế tác các sản phẩm về đá mỹ nghệ đã có từ lâu đời. Nổi tiếng với nhiều hạng mục tại các công trình lớn và cũng là địa điểm được nhiều gia đình lựa chọn để sử dụng sản phẩm.


Để biết chi tiết hơn về tất cả các hạng mục, hãy liên hệ với chúng tôi:


Đá mỹ nghệ Ninh Vân


Địa chỉ: Xã Ninh Vân – Huyện Hoa Lư – Tỉnh Ninh Bình


SĐT: 0912528234


Website: langmodagiare.com

Chia sẻ tin đăng này cho bạn bè:

Hướng dẫn giao dịch an toàn

  • Không thanh toán tiền trước khi nhận hàng
  • Kiểm tra hàng cẩn thận trước khi mua
  • Giao dịch ở nơi công cộng