Đóng

Bấm vào đây để quay lại

Thủ tục gia hạn Giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

20/09/196

Lưu tin

Địa chỉ: Hà Nội

  • SMS
  • Chat hỏi chủ tin
  • 0904677628

Thông tin thêm

Giấy phép lao động tại Việt Nam được cấp trong khoảng thời gian 2 năm. Sau khi hết hạn giấy phép lao động chủ cũ doanh nghiệp tiến hành thủ tục gia hạn giấy phép lao động theo đúng quy định của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội các tỉnh mà doanh nghiệp đó hoạt động.


Theo quy định Nghị định 102/2013/NĐ-CP. Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại. Việt Nam thì bỏ khái niệm. “Gia hạn giấy phép lao động” mà thay vào đó là khái niệm và thủ tục. “Cấp lại giấy phép lao động”. Chính vì vậy khi doanh nghiệp có người lao động nước ngoài có giấy phép lao động hết hạn. Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định. 102/2013/NĐ-CP thì làm thủ tục xin cấp lại giấy phép lao động theo thủ tục sau:


I. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép lao động

1. Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo quy định của. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

2. 02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

3. Các giấy tờ đối với người lao động nước ngoài:

a. Giấy phép lao động đã được cấp còn thời hạn ít nhất 05 ngày, nhưng không quá 15 ngày, trước ngày giấy phép lao động đã được cấp hết hạn;


b. Giấy chứng nhận sức khỏe


c. Văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài


Tùy vào từng trường hợp cụ thể có thể phát sinh một trong các giấy tờ sau:

– Văn bản của phía nước ngoài cử người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;


– Hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;


– Hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía. Việt Nam và phía nước ngoài hoặc văn bản chứng minh người lao động nước ngoài tiếp tục đàm phán cung cấp dịch vụ tại Việt Nam;


– Giấy chứng nhận tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;


– Văn bản chứng minh người lao động nước ngoài tiếp tục làm việc tại tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam;


– Văn bản của một nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó;


– Văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.


Các giấy tờ này là 01 bản chính hoặc. 01 bản sao, nếu bằng tiếng nước ngoài thì miễn hợp. pháp hóa lãnh sự nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.


II. Nơi nộp hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài

Tùy vào cơ quan quản lý lao động của doanh nghiệp mà doanh nghiệp thực hiện thủ tục xin cấp lại giấy phép lao động tại Sở lao động Thương Binh và. Xã Hội tỉnh thành phố hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất của tỉnh, thành phố. Doanh nghiệp cần kiểm tra để biết rõ nơi nộp hồ sơ


* Để biết thêm thông tin chi tiết và giải đáp thắc mắc trong việc xác định thẩm quyền cấp Giấy phép lao động cũng như xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam, quý khách vui lòng liên hệ:

Hotline: 0904 677 628


Nguồn: workpermit.vn
Chia sẻ tin đăng này cho bạn bè:

Hướng dẫn giao dịch an toàn

  • Không thanh toán tiền trước khi nhận hàng
  • Kiểm tra hàng cẩn thận trước khi mua
  • Giao dịch ở nơi công cộng