Đóng

Bấm vào đây để quay lại

Biên bản thanh lý hợp đồng

12/04/191

Lưu tin

Địa chỉ: TP HCM

Thông tin thêm

Khi ký kết hợp đồng xây dựng công trình và hai bên đã thực hiện mọi điều khoản ghi trong hợp đồng, sau khi hoàn thành công trình, thực hiện mọi quyền lợi và nghĩa vụ trong hợp đồng, nghiệm thu công trình hai bên sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng để thống nhất hợp đồng đã thực hiện. Vậy Biên bản thanh lý hợp đồng là gì?


Biên bản thanh lý hợp đồng


Biên bản Thanh lý hợp đồng là biên bản ghi nhận sau khi hoàn tất một công việc nào đó được hai bên tham gia xác nhận lại khối lượng, nghiệm thu, chất lượng, số lượng và các phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc đó và hai bên cùng đồng ý ký tên.


Bộ luật Dân sự 2015 không quy định như thế nào là “thanh lý hợp đồng”. Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vẫn hay thường xuyên sử dụng cụm từ “thanh lý hợp đồng” trong các giao dịch dân sự và thực hiện hợp đồng của mình nhằm chấm dứt và giải phóng các quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh từ hợp đồng được giao kết.


Thanh lý hợp đồng được thực hiện trong các trường hợp sau:



  • Khi hợp đồng kinh tế được thực hiện xong;

  • Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế đã hết và không có sự thỏa thuận kéo dài thời hạn đó;

  • Hợp đồng kinh tế bị đình chỉ thực hiện hoặc hủy bỏ;

  • Khi hợp đồng kinh tế không được tiếp tục thực hiện khi một bên ký kết hợp đồng kinh tế là pháp nhân phải giải thể hoặc;

  • Khi người nhận chuyển giao thực hiện hợp đồng kinh tế không có đủ điều kiện để thực hiện hợp đồng kinh tế.


Thông qua thanh lý hợp đồng kinh tế, các bên sẽ xác nhận mức độ thực hiện nội dung công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng của các bên, từ đó xác định nghĩa vụ của các bên sau khi thanh lý hợp đồng. Đồng thời, các bên cũng sẽ xác định các khoản thuộc trách nhiệm tài sản, hậu quả pháp lý của các bên trong quan hệ hợp đồng do phải thanh lý trước khi hợp đồng kinh tế hết hiệu lực. Kể từ thời gian các bên đã ký vào biên bản thanh lý, quan hệ hợp đồng kinh tế đó coi như đã được chấm dứt. Riêng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được xác nhận trong biên bản thanh lý vẫn có hiệu lực pháp luật cho đến khi các bên hoàn thành nghĩa vụ của mình.


Về bản chất, mục đích của việc thanh lý hợp đồng là giúp cho các bên xác định lại rằng các bên đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đến đâu, trách nhiệm nào còn tồn đọng, hậu quả của việc đó là gì. Khi xác định xong, những phần quyền và nghĩa vụ nào mà các bên đã thực hiện và có thỏa thuận với nhau xem như chấm dứt, chỉ riêng đối với những phần quyền và nghĩa vụ còn tồn đọng chưa thực hiện được thì vẫn còn hiệu lực. Như vậy, mục đích sâu xa của việc thanh lý hợp đồng chính là giải phóng các quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện đối với bên kia, tránh các tranh chấp về sau có thể xảy ra đối với các phần quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện.


Thanh lý hợp đồng thường được đi kèm và gắn liền với hợp đồng kinh tế. Việc ký kết thanh lý hợp đồng là việc làm cần thiết giúp cho các bên nắm rõ được tiến độ thực hiện công việc và quan trọng là tránh được các tranh chấp, khiếu kiện về sau đối với các vấn đề mà các bên đã thanh lý.


TƯ VẤN, RÀ SOÁT VÀ SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG 
--------------------------------------------- 
Công ty Luật TNHH Luật Sư Riêng 
Hotline: 096 628 88 55 - 0962011118 - 02862765595
Trụ sở: 25 Vũ Tông Phan - An Phú-Quận 2-TP.HCM 
Email: hopdong@luatsurieng.net 
Website: 
http://www.luatsuhopdong.vn/


Fanpage: https://www.facebook.com/luatsuhopdong.vn/

Chia sẻ tin đăng này cho bạn bè:

Hướng dẫn giao dịch an toàn

  • Không thanh toán tiền trước khi nhận hàng
  • Kiểm tra hàng cẩn thận trước khi mua
  • Giao dịch ở nơi công cộng